Tìm hiểu và phân tích văn học Ngôn hoài của Lộ Không Thiền Sư
Nền văn học Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XVIII phong trào văn học cũng như các tác phẩm chữ Hán giữ một trai trò quan trọng trong phát triển rực rỡ của nền văn học nước nhà. NHững tác phẩm văn học mà phần lớn là các vần thơ thiền cổ, kệ. Bên cạnh các bài thơ bài thơ như Hoa Mai và các tác phẩm khác của Trần Thánh Tông, Nguyễn Trãi Ngôn Hoài của nhà sư Lộ Không Thiền Sư là một trong số bài thơ nổi bật đó. Bài thơ là tiếng nói tâm hồn thể hiện tình yêu đời chan chứa hòa với tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tạo vật của nhà thơ Thiền Sư.
“Trạch đắc long xà địa khả cư,
Dã tình chung nhật lạc vô dư”
(Kiểu đất long xà chọn được nơi
Tình quê nào chán suốt ngày vui)
Mở đầu bài thơ chính là niềm vui sướng khi được đứng trước cảnh núi rừng đồng ruộng là cảnh quê nhà chan chứa và chân chất mà giản dị.
Tình yêu thiên nhiên yêu cuộc sống hồn hậu được tác giả thể hiện qua cách ví von và cách chọn khung cảnh đó chính là kiểu đất long xà đẹp- thích hợp để xây nhà chính vì thế mà nhà thơ vui lắm. Nhắc tới long xà hai con vật là biểu tượng của thần linh mang tới những điềm tốt che chở che cho ngôi nhà. Nhà thơ đang cảm thấy rất vui ông chia sẻ niềm vui ấy cho mọi người biết được.
Hai từ dã tình ở đây chính là tình quê hương thân thiết đó là mối tình giản dị bình dị nhưng lại vui vẻ đáng yêu và hồn hậu nồng nhiệt. Tình yêu quê hương luôn là một thứ tình cảm thiêng liêng luôn luôn cháy bỏng trong trái tim mỗi người không thể khác đi. Nó như luôn thường trực khiến con người ta nhớ nhung mỗi khi nghĩ về.
“Hữu thì trực thướng cô phong đính,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư. ”
(Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời)
Có thể nói hai câu thơ tiếp thep là những gì tác giả muốn thể hiện một khí phách và sự chan hòa của nhà thơ giữa thiên nhiên cao rộng, trèo thẳng lên đỉnh núi cao rồi kêu lên một tiếng thật to và dài trấn động cả bầu trời, vũ trụ
Cách của tác giả thể hiện cảm xúc của mình đó chính là hét lên cho thỏa nỗi lòng cho trời đất nghe thấy niềm vui sướng và hạnh phúc của mình.Nhà thơ ngắm nhìn những ngôi nhà, những cảnh đẹp thiên nhiên và con người quê hương mình mà tháy trong lòng mình vui phơi phới. Tâm trạng của nhà thơ cũng mang cái cao vời vợi phơi phới như chính ngọn núi mà nhà thơ đang đứng. hạnh phúc của tác giả như dâng lên tột độ, tất cả cứ cuồn cuộn và hồ hởi.
Chỉ có vẻn vẹn bốn câu thơ nhưng những gì mà nhà thơ mang lại khiến cho chúng ta cảm thấy vô cùng cảm kích, cảm xúc của độc giả cũng như bị kéo theo cái hồ hởi vui sướng và đam mê đó của nhà thư. Hạnh phúc là gì là khi chúng ta thấy được tất cả những gì là hạnh phúc và tình yêu quê hương thiên nhiên đất nước. Tình cảm của nhà thơ yêu quê hương mình thể hiện ở tâm hồn giao hòa với cuộc sống của nhà thơ.
Nguồn: Bài văn hay
Từ khóa tìm kiếm:
- https://thuvienbaitap com/tim-hieu-va-phan-tich-van-hoc-ngon-hoai-cua-lo-khong-thien-su html